Cleaning Fee Là Phí Gì? Cần Lưu Ý Những Gì Về Cleaning Fee

5/5 - (3 bình chọn)

Phí vệ sinh container (Cleaning Fee)  được áp dụng trong các hợp đồng vận tải giữa chủ hàng – forwarder với hãng tàu. Đây là khoản phí bắt buộc. Mức tính phí và những điều cần biết về loại phí này là gì. Bạn đọc quan tâm tham khảo chi tiết tại bài viết này.

Khi vận chuyển một lô hàng nhập từ nước ngoài về Việt Nam ngoài cước vận tải, người nhập khẩu còn phải trả một số phụ phí theo quy định của hãng tàu. Trong đó, có phí Cleaning Free – hay còn gọi là phí vệ sinh container. Vậy phí vệ sinh container là gì? Tại sao hãng tàu lại thu phí này?

Cleaning Container Free – Phí Vệ Sinh Container!

Là chi phí mà hãng tàu làm sạch lại container sau khi người nhập khẩu lấy hàng về kho và trả rỗng tại các depot.

Bởi mỗi một hàng hóa với tính chất khác nhau có thể khiến cho vỏ container hư hại, ám mùi hoặc bẩn ảnh hưởng đến chất lượng khi đóng vào những container này. Vậy nên, các hãng tàu mới phải thu thêm khoản phụ phí này với mục đích đảm bảo chất lượng cho các thùng chứa container.

Bạn đã biết Cleaning Fee là phí gì chưa?
Bạn đã biết Cleaning Fee là phí gì chưa?

Khi Nào Trả Phí Vệ Sinh Container Cho Hãng Tàu

Đây là một loại phí bắt buộc mà hãng tàu thu tại cảng đích.  Dù bạn mua bán theo điều kiện Incoterm nào thì người nhập khẩu cũng phải chịu Cleaning Fee này. Và phải trả trước khi làm thủ tục nhận DO lấy hàng về kho.

Trên thực tế, thì người nhập khẩu sẽ trả phí Vệ sinh cont này cho Forwader để Forwader thanh toán cho hãng tàu. Trừ trường hợp người nhập khẩu làm hàng trực tiếp với hãng tàu.

Hoặc người nhập khẩu chỉ có một phần hàng trong container (hàng LCL/hàng lẻ) thì sẽ không phải trả phí này.

Các loại phí Vệ Sinh Container Rỗng

Phụ thuộc vào cách làm sạch container mỗi hàng tàu sẽ có một mức quy định khác nhau.

– Vệ sinh container thông thường ( vệ sinh quét – hoặc container không có vấn đề): thu theo tarriff quy định của hãng tàu và Forwader.

–  Vệ sinh container phải nộp thêm: tùy vào trường hợp cụ thể sẽ có biểu phí theo quy định của hãng tàu. Các bạn có thể tham khảo một số trường hợp:

+ Làm sạch container bằng cách cạo, quét: áp dụng cho sàn bị bẩn bột đá, thạch cao, phế liệu…

+ Làm sạch container phải dùng tới dung môi có thể là nước hoặc các hóa chất tẩy rửa: thức ăn gia súc, đát cát,…

+ Làm sạch container bằng dung môi là hóa chất tẩy rửa mạnh và tẩy cả mùi còn ám trong container: Các hàng hóa nặng mùi hôi và có tính chất hóa học bị bám vào vỏ container

 Hy vọng đây là thông tin hữu ích cho các bạn tham khảo trong quá trình làm hàng. Nếu còn chỗ nào chưa rõ các bạn để lai bình luận bên dưới nhé cho mình nhé 🙂 

Tác giả: Thúy Nicki – Tổng Hợp Và Biên Tập

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 5 MB. You can upload: image, audio, document, spreadsheet. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded.