Booking Request là thuật ngữ căn bản trong trong xuất nhập khẩu được hãng tàu phát hành cho hãng vận tải yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin theo form có sẵn. Vậy Booking Request là gì, quy trình xử lý booking request này tại công ty vận tải diễn ra thế nào.
Booking Request Là Gì ?
Chúng ta có thể hiểu đơn giản booking request là yêu cầu đặt chổ của chủ hàng hoặc Forwader – Công ty dịch vụ logistics gửi đến nhà vận chuyển như hãng tàu, hãng hàng không để xác nhận đặt chỗ cho lô hàng xuất nhập khẩu của mình.
Việc Đặt Booking Request Diễn Ra Như Thế Nào?
Chủ hàng sẽ căn cứ vào lịch tàu của nhà vận chuyển cùng với tiến độ làm hàng của mình cũng như là giá cước vận chuyển của sale chào cho mình để đặt booking. Lúc này được gọi là booking request.
Và mỗi hãng tàu sẽ có một form riêng để yêu cầu booking request, có thể là lên wedsite điền thông tin, có hãng tàu phải gửi qua email để yêu cầu booking request. Nhưng phải đảm bảo cung cấp được các thông tin chính như sau:
– Thông tin công ty xuất khẩu: địa chỉ, người phụ trách, số điện thoại…
– Cảng đi, cảng đến, ngày tàu chạy…
– Số lượng (volume), tên mặt hàng (commodity).
– Điều khoản thanh toán cước: trả trước (freight prepaid) hay trả sau (freight collect)
Khi booking request được nhà vận chuyển chấp nhận thì họ sẽ phản hồi lại xác nhận đặt chỗ này (mọi người thường gọi là booking confirmation). Khi đó booking confirmation sẽ có các thông tin như sau:
– Số booking, tên tàu,
– Cảng bốc hàng POL (port of loading), cảng dỡ hàng POD (port of delivery), cảng chuyển tải (port of discharge) nếu có,
– Cut of time: SI + VGM.
Chủ hàng sẽ dùng booking confirm này để duyệt lệnh, lấy container đóng hàng và làm thủ tục hải quan. Nhiều trường hợp chủ hàng sử dụng dịch vụ của các công ty xuất nhập khẩu thì họ chỉ cần cung cấp thông tin về hàng hóa, còn lại sẽ do các Forwader lo liệu.
Trên đây là quy trình làm booking request cơ bản mình gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn khi làm booking request.Và như mình chia sẻ tùy theo yêu cầu mỗi bên sẽ có khác đi đôi chút nên các bạn cần linh động trong quá trình mình làm việc để kịp thời lấy booking không bị sai xót.
Chúc bạn thành công!
Tác giả: Thúy Nicki -Tổng hợp và biên tập
Pingback: Booking Note/Booking Confirmation, Cách Đọc Hiểu Booking Note | Scvmlk.org