Hiện nay, mỗi phương thức vận tải sẽ đi kèm với những thế mạnh khác nhau. Vận tải đa phương thức là hình thức vận tải sẽ ảnh hưởng trực tiếp quá trình vận chuyển hàng hoá. Tuy nhiên, để hiểu hơn về phương thức vận chuyển này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục nội dung
- 1 1. Khái Niệm
- 2 2. Các Hình Thức Vận Tải Đa Phương Thức Phổ Biến Hiện Nay
- 2.1 a) Mô hình vận tải đường biển – vận tải đường hàng không (Sea-Air)
- 2.2 b) Mô hình vận tải đường bộ – vận tải đường hàng không (Road-Air)
- 2.3 c) Mô hình vận tải đường sắt – vận tải đường bộ (Rail-Road)
- 2.4 d) Mô hình vận tải đường sắt/đường bộ/vận tải nội thủy – vận tải đường biển (Rail/Road/Inland waterway- Sea)
- 2.5 e) Mô hình cầu lục địa (Land Bridge)
- 2.6 f) Một số mô hình khác
- 3 3. Đặc điểm
- 4 4. Vai Trò
- 5 5. Các Tiêu Chí Khi Kết Hợp Phương Thức Vận Tải
1. Khái Niệm
Vận tải đa phương thức là vận tải hàng hóa kết hợp ít nhất 2 phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ sở 1 Hợp đồng Vận tải đa phương thức. Vận tải đa phương thức bao gồm vận tải đa phương thức quốc tế và vận tải đa phương thức nội địa.
Theo nghị định về Vận tải đa phương thức của Việt Nam năm 2019
📌Ví dụ: Công ty XNK Phương Đông ở tỉnh Cà Mau gửi 1×40’DC, mặt hàng hạt sen khô, điều kiện DDP (243 Street…in Texas) Incoterms 2022. Cty XNK Phương Đông ký hợp đồng với công ty ABC logistics để vận chuyển hàng hóa. Trong trường hợp này, các bạn có thể sử dụng 3 phương án vận chuyển dưới đây:
2. Các Hình Thức Vận Tải Đa Phương Thức Phổ Biến Hiện Nay
a) Mô hình vận tải đường biển – vận tải đường hàng không (Sea-Air)
Đây là phương thức phổ biến nhất vì tốc độ vận chuyển nhanh chóng và tối ưu nhất. Ở phương thức vận tải này, thời gian giao hàng được tối ưu và đảm bảo tính thời vụ. Hình thức vận tải này sẽ phù hợp với khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn, chủ yếu là những mặt hàng có giá trị cao như: Quần áo, giày dép, đồ chơi, đồ điện tử,… Hàng hóa sau khi được vận chuyển bằng đường biển tới cảng chuyển tải tới người nhận ở sâu trong đất liền một cách nhanh chóng nếu vận tải bằng phương tiện vận tải khác thì sẽ không đảm bảo được tính thời vụ hoặc làm giảm giá trị của hàng hóa, do đó vận tải hàng không là thích hợp nhất.
b) Mô hình vận tải đường bộ – vận tải đường hàng không (Road-Air)
Đây là phương thức kết hợp giữa tính linh hoạt với tốc độ. Ở hình thức vận tải đa phương này sẽ giúp hàng hóa vận chuyển có sự linh hoạt hơn khi sử dụng ô tô ở điểm đầu và cuối. Lúc này, hàng hóa sau khi được gom lại ở điểm đầu rồi sẽ vận chuyển sang địa điểm nhận bằng đường hàng không, giúp thời gian di chuyển nhanh hơn. Chính vì sự tiện lợi của hai sự kết hợp này nên hình thức vận tải đường bộ và đường hàng không có thể sử dụng cho hầu hết các loại hàng hóa.
c) Mô hình vận tải đường sắt – vận tải đường bộ (Rail-Road)
Hiện nay, tại Mỹ và các nước Châu Âu, đây là hình thức vận tải được sử dụng nhiều nhất vì nó vừa mang tính an toàn và tốc độ của vận tải đường sắt vừa có tính cơ động của vận tải ô tô. Theo phương pháp này người ta đóng gói hàng trong các trailer được kéo đến nhà ga bằng các xe kéo gọi là tractor. Tại ga các trailer được kéo lên các toa xe và chở đến ga đến. Khi đến đích người ta lại sử dụng các tractor để kéo các trailer xuống và chở đến địa điểm giao hàng cho người nhận.
d) Mô hình vận tải đường sắt/đường bộ/vận tải nội thủy – vận tải đường biển (Rail/Road/Inland waterway- Sea)
Đối với hàng hóa nhập khẩu, đây là mô hình vận tải phổ biến nhất. Hàng hóa được vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ hoặc đường nội thủy đến cảng biển của nước xuất khẩu sau đó được vận chuyển bằng đường biển tới cảng của nước nhập khẩu rồi từ đó vận chuyển đến người nhận ở sâu trong nội địa bằng đường bộ, đường sắt hoặc vận tải nội thủy. Mô hình này thích hợp với các loại hàng hóa chở bằng container trên các tuyến vận chuyển mà không yêu cầu gấp rút lắm về thời gian vận chuyển.
e) Mô hình cầu lục địa (Land Bridge)
Ở hình thức này, hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển vượt qua các đại dương đến các cảng ở một lục địa nào đó cần phải chuyển qua chặng đường trên đất liền để đi tiếp bằng đường biển đến châu lục khác. Chặng vận tải trên đất liền được ví như chiếc cầu nối liền hai vùng biển hay hai đại dương.
f) Một số mô hình khác
- Mini Bridge (Container được vận chuyển từ cảng một nước này qua cảng nước khác, sau đó vận chuyển bằng đường sắt đến một thành phố cảng thứ hai của nước đến theo một vận đơn đi suốt do người chuyên chở đường biển cấp)
- Micro Bridge (Tương tự như Mini Bridge, khác ở chỗ nơi đến cuối cùng không phải là thành phố cảng mà là khu công nghiệp hay trung tâm thương mại trong nội địa).
3. Đặc điểm
- Có ít nhất 2 phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ sở 1 Hợp đồng Vận tải đa phương thức
- Chỉ có 1 vận đơn
- Chỉ 1 Hợp đồng
- Một vận đơn VTĐPT (Multimodal transport Bill of Lading) hay vận đơn vận tải liên hợp (Combined Transport Bill of Lading)
- Chỉ có một bên đứng ra chịu trách nhiệm về hàng hóa với người gửi hàng, đó là người kinh doanh VTĐPT (MTO)
- Người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operator – MTO) hành động như người chủ ủy thác chứ không phải như đại lý của người gửi hàng hay đại lý của người chuyên chở tham gia vào vận tải đa phương thức.
- Người kinh doanh vận tải đa phương thức là người phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong một quá trình vận chuyển từ khi nhận hàng để chuyên chở cho tới khi giao xong hàng cho người nhận kể cả việc chậm giao hàng ở nơi đến.
- Như vậy MTO chịu trách nhiệm đối với hàng hóa theo một chế độ trách nhiệm nhất định. Chế độ trách nhiệm của MTO có thể là chế độ trách nhiệm thống nhất hoặc chế độ trách nhiệm từng chặng tùy theo sự thỏa thuận của hai bên.
- Trong vận tải đa phương thức quốc tế, nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng thường ở những nước khác nhau và hàng hóa thường được vận chuyển bằng những dụng cụ vận tải như container, trailer,…
4. Vai Trò
a) Đối với nền kinh tế quốc dân
- Vận tải có một chức năng quan trọng đặc biệt là trong việc vận chuyển hàng hóa. Bất cứ một quá trình sản xuất nào của xã hội cũng đòi hỏi cần có sự tham gia của vận tải.
- Không có vận tải thì không thể thực hiện được sản xuất. Vận tải rất cần thiết đối với tất cả các giai đoạn quá trình sản xuất, từ khâu đầu vào khi vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất đến khâu đầu ra là vận chuyển thành phẩm sau khi sản xuất.
- Cùng với các hoạt động logistics khác, vận tải đóng góp một phần giá trị gia tăng cho sản phẩm của doanh nghiệp
✏️ Vận tải đáp ứng yêu cầu của khách hàng về vị trí – rõ ràng sản phẩm chỉ có giá trị khi nó đến được tay người tiêu dùng ở đúng nơi người ta cần đến nó;
✏️ Vận tải đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian:
✔️ Chính việc lựa chọn phương án, tuyến đường vận tải và cách tổ chức vận chuyển hàng hoá sẽ quyết định tới việc lô hàng có đến nơi kịp hay không.
✔️ Nếu vận chuyển chậm trễ, hoặc hàng hoá đến vào những thời điểm không thích hợp sẽ gây phiền phức cho khách hàng và có thể làm tăng thêm chi phí dự trữ.
b) Đối với Logistics
- Tăng khả năng cạnh tranh về giá thành và chất lương, giúp giảm chi phí Logistics và just-in-time, nhờ đó mà giảm chi phí hàng hóa và sản xuất.
- Mở rộng mạng lưới vận tải và đạt được hiệu quả kinh tế cao do khi sử dụng các phương thức vận tải có khả năng chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn
- Giúp giảm thiểu những chứng từ không cần thiết nhờ tạo ra sự hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp, nhờ đó mà các thủ tục trong hoạt động vận tải trở nên đơn giản hơn và các doanh nghiệp cũng ít gặp rào cản trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Thông qua mạng lưới vận tải kết nối nhanh chóng và dễ dàng, các doanh nghiệp sản xuất và thương mại tiếp cận nhanh hơn với thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế. Từ đó thúc đẩy nền kinh tế trong nước vươn xa, khuyến khích thương mại quốc tế phát triển và tăng trưởng kinh tế.
5. Các Tiêu Chí Khi Kết Hợp Phương Thức Vận Tải
-
Lựa chọn nhà vận tải
Để có thể lựa chọn nhà vận tải phù hợp, các bạn cần phải xem xét và cân nhắc đến nhiều yếu tố khác nhau.
-
Chi phí vận chuyển
✔️ Cước vận chuyển: Chi phí lớn nhất và dễ nhận thấy nhất, tính bằng đơn vị tấn-km.
✔️ Chi phí tại bến (xe, cảng, tàu): Phí thuê bến bãi, bốc dỡ chất xếp hàng hóa (có thể
được tính trọn gói, cũng có thể tính riêng ngoài cước vận chuyển).
✔️ Phí bảo hiểm: Tuỳ thuộc giá trị lô hàng và phương tiện giao thông.
=> Chi phí vận chuyển dao động tuỳ thuộc vào loại hình hàng hóa (hình dạng, trọng
khối), khối lượng và khoảng cách vận chuyển. Ngoài ra còn có thể có những chi phí
cho dịch vụ đặc biệt như chi phí thủ tục thông quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu.
-
Thời gian vận chuyển
Bao gồm tổng thời gian vận chuyển trọn gói từ khi chủ hàng gửi từ điểm xuất phát tới tận địa điểm khách hàng yêu cầu (transit time door to door), trong đó gồm có các yếu tố:
✔️ Tốc độ: Đối với những quãng đường dài (500km trở lên) thì tốc độ của phương tiện vận chuyển quyết định lớn nhất đến thời gian giao nhận hàng.
✔️ Thời gian bốc dỡ và chất xếp hàng hóa sang phương tiện vận tải khác: Nhiều khi, để chuyển hàng đến đúng địa điểm yêu cầu, cần đến nhiều phương tiện vận chuyển và thời gian dừng lại để chuyển hàng sang phương tiện khác cũng cần được tính đến.
-
Độ tin cậy
✔️ Thể hiện qua tính ổn định về thời gian và chất lượng dịch vụ chuyên chở hàng hóa trong những điều kiện xác định.
✔️ Những yếu tố tác động đến độ tin cậy là thời tiết, tình trạng giao thông, số lần dừng lại trên tuyến, thời gian tập hợp và giao nhận hàng hoá trên đường.
✔️ Khả năng sai lệch thời gian vận chuyển là thước đo sự không chắc chắn của quá trình thực hiện vận chuyển hàng hoá.
✔️ Nếu độ tin cậy thấp, thời gian vận chuyển không ổn định, lúc nhanh lúc chậm, sẽ gây nên tình trạng lúc thừa hàng lúc thiếu hàng, khiến khách hàng bị thụ động trong kinh doanh và buộc phải tăng mức dự trữ bảo hiểm cao hơn.
-
Năng lực vận chuyển
✔️ Năng lực vận chuyển cho biết khối lượng hàng hoá và địa bàn hoạt động mà đơn vị vận tải có thể chuyên trở được trong một khoảng thời gian nhất định thể hiện qua số lượng phương tiện vận tải và các thiết bị đi kèm.
✔️ Năng lực vận chuyển còn thể hiện ở khả năng tiếp cận đến đúng địa điểm và vị trí theo yêu cầu của khách hàng.
✔️ Vận tải đường bộ có chi phí tương đối cao nếu vận chuyển khối lượng lớn trên quãng đường dài nhưng lại rất linh hoạt và có khả năng đáp ứng được đến đúng địa điểm theo yêu cầu, đến tận cửa kho hàng hoá của khách hàng.
-
Tính linh hoạt
✔️ Là khả năng đáp ứng nhanh chóng và kịp thời của đơn vị vận tải trong những tình
huống ngoài kế hoạch và hợp đồng vận chuyển.
✔️ Chẳng hạn khối lượng vận chuyển lớn hơn nhiều so với dự kiến; vận chuyển trong điều kiện thời tiết không thuận lợi….
-
An toàn hàng hóa
✔️ Thông thường các đơn vị vận tải chịu trách nhiệm về những va đập, đổ vỡ hàng hoá trên đường, trừ trường hợp thiên tai bất ngờ.
✔️ Về phía chủ hàng thì cần có những bao bì bảo vệ thích hợp cho hàng hoá của mình chống những dao động va đập trên đường vận chuyển.
✔️ Vận tải đường ống là an toàn nhất đối với hàng hoá và gần như không có hao hụt; thứ hai là đường thuỷ; thứ ba là đường hàng không; thứ tư là đường bộ và phương tiện vận chuyển có tỷ lệ hao hụt cao và kém an toàn nhất là đường sắt.
Để các bạn có thể hiểu rõ và nắm vững những kiến thức quan trọng áp dụng vào những tình huống thực tế, các bạn có thể tham khảo qua các khóa học xuất nhập khẩu tại một số trung tâm uy tín dưới đây
❓ Link tham khảo ❓
Hệ thống đào tạo thực tế VinaTrain
Trung tâm Tân Minh Trí
Trung tâm đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu Eximtrain
Trung tâm GEC
Trên đây là những chia sẻ của tác giả gửi tới bạn đọc với chủ đề “Vận tải đa phương thức là gì? Các hình thức vận tải đa phương thức”. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn tích lũy thêm những kiến thức hữu ích cho lộ trình học tập sắp tới của mình. Nếu bạn đọc có câu hỏi nào về những kiến thức hay nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết nhé!
Chúc bạn làm việc và học tập hiệu quả!
Mỹ Linh – Tổng hợp và Biên tập
- Khóa Học Tuyển Dụng Online, Nên Học Ở Đâu Tốt?
- Muốn LÀM XUẤT NHẬP KHẨU thì HỌC NGÀNH GÌ Để Ra Trường Làm Đúng Ngành
- Học QUẢN TRỊ NHÂN SỰ ở đâu tốt & Uy Tín [ Nhận Xét Khách Quan ]
- REVIEW 10+ Khóa Học Mua Hàng Purchasing ở đâu Tốt nhất hiện nay?
- Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu, 100% Hiệu Quả