L/C giáp lưng thường được sử dụng trong trường hợp mua bán 3 bên để ràng buộc vai trò giữa các bên với nhau. Nếu bạn chưa rõ LC giáp lưng là gì? Quy trình mở LC giáp lưng? Mời bạn tham khảo bài viết bên dưới.
Mục lục nội dung
L/C Giáp Lưng (Back To Back L/C)
L/C giáp lưng (Back to Back L/C) là một loại thư tín dụng được phát hành dựa trên cơ sở của LC gốc (Master LC) còn gọi là L/C thứ 2 (LC đối), hai loại thư tín dụng này độc lập với nhau.
Nguyên tắc: Người thụ hưởng trên L/C gốc là người yêu cầu mở L/C thứ 2.
L/C Giáp lưng được lập từ căn cứ một giao dịch thương mại sử dụng hai L/C riêng biệt, cái sau dựa vào cái trước và được cái trước bảo đảm.
Điểm khác nhau giữa L/C gốc và L/C thứ 2
Như Thế Nào Là Mua Bán 3 Bên?
Bạn chỉ cần hiểu mua bán 3 bên tức là trong quá trình mua bán có sự tham gia của 3 quốc gia: 1 bên đóng vai trò là người bán, 1 bên là người mua và 1 bên đứng giữa vừa là người mua vừa là người bán (trung gian mua đi bán lại). Trong xuất nhập khẩu, việc mua bán 3 bên là hoạt động rất phổ biến.
Sau đây chúng ta sẽ vào luôn 1 ví dụ để thấy rõ được L/C giáp lưng chính là lựa chọn tối ưu trong mua bán 3 bên:
Công ty Hòa An tại Việt Nam mua hàng từ Công Ty A tại Trung Quốc và bán hàng cho công Ty B tại Mỹ. Như vậy bản chất là công ty Hòa An không muốn A-B biết nhau nhưng nếu như giao dịch này công ty Hòa An không có đủ tiền hàng mà phải dựa vào tiền cọc từ công ty B thì phương án sử dụng L/C là hợp lý với các bên và đảm bảo tính an toàn cho 3 bên.
Quy Trình Mở L/C Trong Mua Bán 3 Bên
Mình sẽ gọi tên công ty giống như ví dụ ở trên.
Quy Trình Phát Hành LC Giáp Lưng
1. Nhà nhập khẩu (công ty B ở Mỹ) yêu cầu ngân hàng mở L/C.
2. Ngân hàng phát hành L/C mở L/C cho người thụ hưởng là nhà trung gian (công ty Hòa An) và gửi cho ngân hàng thông báo.
3. Ngân hàng thông báo L/C cho nhà trung gian.
4. Người thụ hưởng thứ nhất (công ty Hòa An) căn cứ vào LC gốc, yêu cầu ngân hàng mở L/C giáp lưng (thường là ngân hàng thông báo thứ nhất) cho người thụ hưởng thứ 2 (công ty A ở Trung Quốc) hưởng lợi.
5. Ngân hàng phát hành L/C giáp lưng và gửi L/C giáp lưng cho ngân hàng của người thụ hưởng thứ 2
6. Ngân hàng thông báo 2 thông báo L/C cho người thụ hưởng 2.
Quy Trình Thanh Toán Và Lưu Chuyển Chứng Từ Back – To – Back LC
7. Nhà cung cấp (người thụ hưởng thứ 2) giao hàng theo quy định.
8. Người thụ hưởng thứ 2 lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C thứ 2 và gửi bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo thứ 2 đòi tiền ngân hàng phát hành thứ 2.
9. Ngân hàng thông báo 2 kiểm tra và chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo của người thụ hưởng 1.
10. Ngân hàng thông báo 1 xuất trình bộ chứng từ cho người thụ hưởng thứ nhất kiểm tra, yêu cầu trả tiền và gửi bộ chứng từ cho người thụ hưởng thứ nhất.
11. Người thụ hưởng thứ nhất chỉnh sửa bộ chứng từ (nếu có) và gửi bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo 1.
12. Ngân hàng thông báo 1 gửi bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C.
13. Ngân hàng phát hành L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu bộ chứng từ phù hợp với L/C sẽ trả tiền cho người thụ hưởng thứ nhất thông qua ngân hàng thống báo 1.
14. Ngân hàng phát hành L/C xuất trình bộ chứng từ cho người đề nghị mở L/C kiểm tra, yêu cầu trả tiền và gửi bộ chứng từ cho người đề nghị mở L/C.
Những Điều Cần Biết Trong Thanh Toán L/C Giáp Lưng Bạn Cần Biết
- Trong trường hợp Công Ty A không giao hàng hoặc giao hàng không đúng chất lượng hay chứng từ không hoàn hảo, thì bên trung gian tức là công ty Hòa An phải chịu trách nhiệm với công ty B theo hợp đồng đã ký.
- Trường hợp công ty B không trả tiền cho Công ty Hòa An-Trader thì Trader/Ngân hàng của Trader vẫn phải thanh toán tiền hàng cho Supplier vì có 2 L/C được lập ra hoàn toàn riêng biệt.
- Để L/C giáp lưng được thực hiện thì trong mua bán 3 bên này công ty trung gian Hòa An phải dành được quyền thuê tàu trong cả hợp đồng mua và bán hàng:
- Mua của công ty A theo điều kiện Incoterm nhóm E, F
- Bán cho công ty B theo điều kiện nhóm C, D
Trên đây là những chia sẻ về L/C giáp lưng (back – to – back LC) và kiến thức cơ bản cấn biết. Nếu bạn cần tìm hiểu kĩ hơn về các phương thức thanh toán quốc tế và vận dụng vào thực tiễn, bạn có thể tìm đọc thêm các bài viết về chủ đề này trên trang web: https://scvmlk.org/ nhưng để tiết kiệm thời gian mình khuyên bạn nên tham gia khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn tại các trung tâm uy tín như VinaTrain, Kiến Tập, Tân Cảng, Thuận Phát,…
Chúc bạn thành công!
Ngọc Mai – Tổng hợp và Biên tập
Làm xuất nhập k biết tiếng anh thì có làm đc k hay phải học gấp khóa tiếng anh chuyên ngành nhỉ?
em mới bắt đầu sales logistics, em cần kiến thức như thế nào ạ?
học ngành Kinh tế đối ngoại, muốn apply vào vị trí Sale hãng tàu mà chưa từng có kinh nghiệm trong ngành thì có đc k ạ?
nếu e học xuất nhập khẩi thì e có làm trong mảng logistic được k a
Quá hay admin
5 STAR *****
Pingback: Kho Ngoại Quan Là Gì? Những Quy Định Về Kho Ngoại Quan? | Scvmlk.org