Vận Đơn Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Vận Đơn Trong Xuất Nhập Khẩu

Trong xuất nhập khẩu, bên cạnh những chứng từ giữa bên mua và bên bán như hợp đồng, Invoice, ….thì còn một chứng từ vô cùng quan trọng nữa, đó là chứng từ thể hiện mối liên lạc giữa bên mua, bên bán với nhà vận chuyển. Chứng từ như thế được gọi là Vận đơn. Là một người trong nghề xuất nhập khẩu, ngoài việc nắm rõ Incoterms, bạn còn phải hiểu sâu về vận đơn. Đó là lý do mình tổng hợp bài viết về chủ đề Vận đơn, nội dung có trong vận đơn, các loại vận đơn… Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Xem thêm:

Khái niệm vận đơn
Khái niệm vận đơn

Khái Niệm Vận Đơn

“Vận” là vận chuyển, còn “đơn” nghĩa là tờ phiếu ghi nhận thông tin. Kết hợp lại thì có thể hiểu nôm na: Vận đơn là tờ phiếu ghi nhận thông tin về vận chuyển hàng hóa. Sâu hơn, Vận đơn là một chứng từ vận tải do người vận chuyển, hoặc thuyền trưởng (đường biển) hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu.

Note: Nhiều người hay nói gộp Vận đơn là Bill of Lading (B/L) nhưng đúng ra B/L là vận đơn trong vận tải biển, không phải là từ vận đơn nói chung.

Những Điều Cần Biết Về Vận Đơn

Nội Dung Thường Có Trong Vận Đơn

Tùy loại vận đơn với mục đích dùng cho đường biển, hàng không hay đường bộ… sẽ có sự khác nhau, nhưng vẫn đảm bảo các nội dung chính như:

  • Tên người gửi hàng
  • Tên người nhận hàng
  • Thông tin phương tiện vận chuyển: tên tàu, số chuyến, biển số xe…
  • Thông tin về hàng hóa
  • Thông tin cước vận chuyển và các phụ phí liên quan
  • Ngày, địa điểm phát hành vận đơn, v.v…
Chức năng/tác dụng của vận đơn
Chức năng/tác dụng của vận đơn

Chức Năng Và Tác Dụng Của Vận Đơn

  • Là một chứng từ không thể thiếu: Làm tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua
  • Chức năng pháp lý: Vận đơn là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó. Nó xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng, mà trong đó, đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người nhận hàng.
  • Biên lai gửi hàng: Vận đơn có thể xem là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để thực hiện quá trình chuyên chở. Người vận tải chỉ ship cho người nào xuất trình trước tiên vận đơn hợp lệ mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng.
  • Chức năng xác nhận quyền sở hữu (áp dụng cho vận đơn đường biển): Vận đơn cũng là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những sản phẩm đã ghi trên vận đơn. Do đó, vận đơn chính là một loại giấy tờ có giá trị được tận dụng để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng (khi cần).
  • Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.
  • Làm chứng từ thanh toán: khi hàng đã lên tàu, trong trường hợp 2 bên mua bán thỏa thuận phải có vận đơn mới thanh toán hết, chẳng hạn như thanh toán L/C.
  • Vận đơn cũng được xem là một hướng dẫn chở hàng theo lộ trình.
Phân loại vận đơn đường biển
Phân loại vận đơn đường biển

Phân Loại Vận Đơn Đường Biển (B/L)

Theo Phê Chú Của Thuyền Trưởng

  • Vận đơn hoàn hảo (Clean Bill of Lading): Trên vận đơn không có phê chú thêm về sai sót trong vận đơn.
  • Vận đơn không hoàn hảo (unclean B/L): Có phê chú về sai sót: quy cách đóng gói hàng chưa đạt chuẩn, cháy, bẩn, nấm mốc. Nhiều ngân hàng sẽ từ chối thanh toán với những vận đơn không hoàn hảo.

Theo Hành Trình Của Hàng

  • Vận đơn đi thẳng (direct B/L): Hàng đi từ cảng xếp hàng tới cảng đích không qua cảng chuyên chở.
  • Vận đơn chở suốt (through B/L): Vận đơn này hiểu là hàng phải đi qua các cảng chuyển tải (tàu gom hàng).
  • Vận đơn liên hợp/ Vận đơn đa phương thức (combined transport B/L or multimodal transport B/L): hàng được vận chuyển bằng nhiều loại hình vận tải để đến được đích.

Theo Chủ Thể Phát Hành

  • Vận đơn thứ cấp (House B/L): Do các công ty FWD phát hành. Một lô hàng có thể có nhiều HBL.
  • Vận đơn chủ (Master B/L): Do hãng tàu phát hành. Trong MBL, phân loại theo mục đích sử dụng còn chia ra các loại vận đơn sau:
    • Vận đơn Surrendered: Là vận đơn cho phép người nhận hàng nhận bằng bản sao mà không phải xuất trình Bill gốc.
    • Vận đơn gốc (Bill original): Là vận đơn được phát hành ngay khi hàng lên tàu, chủ hàng chỉ nhận được hàng từ hãng tàu khi xuất trình vận đơn gốc cùng với lệnh giao hàng.

Khi nhận Master B/L thì hạn chế việc tu sửa vì tất cả chi phí sửa MBL sau khi hàng lên tàu thì đều tốn phí.

Theo Giá Trị Lưu Thông

  • Vận đơn gốc (Original B/L): Là vận đơn được ký bằng tay, có thể sử dụng để giao dịch chuyển nhượng. Trên Original B/L có hoặc có thể không có chữ “Original”.
  • Vận đơn copy (Copy B/L): Là bản sao của vận đơn gốc, có đóng dấu “Copy”, không có chức năng giao dịch chuyển nhượng (non-negotiable).

Thực tế, vận đơn còn nhiều hình thức phân loại khác nhau nữa. Tuy nhiên, trong bài viết này SCV tạm chia sẻ với bạn đọc những kiến thức đã nêu. Hy vọng các bạn đã có được kiến thức về vận đơn.

Tuy nhiên, đây chỉ là những kiến thức cơ bản. Nếu bạn là người mới hãy tìm hiểu các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế đó là con đường ngắn nhất giúp bạn vào nghề. Một số trung tâm đào tạo uy tín có thể kể đến như: VinaTrain Việt Nam, Tân Cảng, Thuận Phát… có chương trình đào tạo rất sát với công việc này. Qua việc được tương tác trực tiếp với những giảng viên có kinh nghiệm, bạn sẽ học được nhiều điều hữu ích hơn.

Chúc bạn thành công!

Ngọc Mai – Tổng hợp và Biên Tập

 

Chia sẻ

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

The maximum upload file size: 2 MB. You can upload: image, audio, video, document, spreadsheet, interactive, text, archive, code, other. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded.