Tìm Hiểu Về Bảo Hiểm Hàng Hải Và Các Loại Tổn Thất

5/5 - (12 bình chọn)

Trước tiên, để biết cách phân loại tổn thất, chúng ta cần hiểu được tổn thất là gì? Tổn thất là những hư hại, những mất mát của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro bảo hiểm gây ra.

Bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu là loại hình bảo hiểm được triển khai cho đối tượng là hàng hóa, tài sản, vật thể đang trong quá trình vận chuyển từ quốc gia này đến quốc gia khác.

Những thông tin về bảo hiểm hàng hải.
Những thông tin về bảo hiểm hàng hải.

Các Loại Tổn Thất Bảo Hiểm Hàng Hải

2 loại tổn thất được quy định: tổn thất toàn bộ và tổn thất bộ phận. Cái tên đã nói lên tính chất, bây giờ chúng ta sẽ đi rõ hơn về chi tiết.

Tổn Thất Bộ Phận (Partial loss)

Là những tổn thất mà chỉ mất mát hay hư hại ở một bộ phận của đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm mà thôi. Trong tổn thất bộ phận cũng được chia ra làm 2 loại tổn thất nhỏ: tổn thất riêng và tổn thất chung.

Tổn thất riêng (Particular Average): Có thể là do thiên tai hoặc do tai nạn không lường trước gây ra tổn thất của từng quyền lợi bảo hiểm.

Ví dụ: Trong quá trình vận chuyển, không may hàng hóa bị dính mưa hoặc dính nước biển làm cho chúng bị mốc, bị hỏng thì chính chủ hàng hóa phải là người chịu trách nhiệm hoặc họ sẽ đòi bồi thường từ chính công ty bảo hiểm chứ không được phân bổ trách nhiệm này cho chủ tàu hoặc các chủ hàng khác. Trường hợp này, chủ hàng hóa đang phải chịu một tổn thất riêng do yếu tố thiên nhiên gây nên.

Tổn thất chung (General average): Là những thiệt hại xảy ra do những chi phí hay sự hy sinh cố ý của những người trên tàu với mục đích cứu tàu, cứu hàng hóa khỏi tai nạn trong hành trình chung trên biển. Để được xếp vào tổn thất chung, có 2 nguyên tắc như sau:

Nguyên tắc 1: Mục đích của sự tổn thất chung là vì sự an toàn chung của chủ tàu và hàng hóa đang được lưu thông trên biển.

Nguyên tắc 2: Những chi phí phát sinh để tránh hiểm họa cho tàu hoặc cho hàng hóa mặc dù những chi phí ấy không thực sự cần thiết cũng được tính là tổn thất chung.

Trong tổn thất chung, cũng chia 2 bộ phận:

  • Hy sinh tổn thất chung: những chi phí phát sinh hoặc những thiệt hại tính ra do những hậu quả trực tiếp của hành động tổn thất chung.
Ví dụ: trong trường hợp tàu bị nghiêng, buộc chủ tàu phải quyết định vứt hàng hóa xuống biển để cứu tàu, do vậy toàn bộ số hàng hóa bị vứt xuống biển chính là chi phí hy sinh tổn thất chung.
  • Chi phí tổn thất chung: Là chi phí phải trả cho người thứ 3 trong trường hợp cứu tàu hoặc chi phí để giúp tàu thoát nạn trong hành trình trên biển.
Ví dụ: phí để tàu ra vào cảng lánh nạn, chi phí lưu kho bãi tại cảng lánh nạn, chi phí sửa chữa tàu, chi phí nhiên liệu bị tăng thêm….

Tổn Thất Toàn bộ (Total loss) 

Tổn thất này được đưa ra khi mức hư hại của hàng hóa lên đến 100%, đây là mức tổn thấy cao nhất. Tuy nhiên, trường hợp tổn thất này lại gây ra rất nhiều khó khăn cho các nhà bảo hiểm. Làm thế nào để xác định được 100% hàng hóa bị tổn thất? Làm thế nào để không có hiện tượng trục lợi bảo hiểm? Vì vậy, trong tổn thất toàn bộ người ta chia ra làm 2 loại:

Tổn thất toàn bộ thực tế (Actual Total Loss): Là đối tượng bảo hiểm đã bị phá hủy hoàn toàn hàng hóa, hư hỏng ở mức nghiêm trọng, hàng hóa không thể sử dụng được nữa :

  • Hàng bị cháy nổ, thối rữa, rơi vỡ, hàng hóa bị hư hỏng hoàn toàn.
  • Một số hàng hóa như kính bị vỡ, gạo bị mốc, xi măng ẩm đều không còn giá trị sử dụng.
  • Hàng vẫn sử dụng được nhưng bị mất khả năng sở hữu hoặc có thể lấy lại được nhưng chi phí quá cao: hàng chở trên tài bị chìm, hàng bị cướp biển, chủ hàng bị tước quyền sở hữu đối với hàng hóa…..
  • Hàng chở trên tàu bị mất tích.

Tổn thất toàn bộ ước tính (Constructive Total Loss): Khi hàng hóa không thuộc vào loại hàng hóa được hưởng tổn thất ước tính ở trên. Trong luật bảo hiểm hàng hải năm 1906 cho người được bảo hiểm ở quyền này, do một rủi ro nào đó bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm và người được hưởng bảo hiểm không thể tiếp tục hành trình giao hàng tại điểm đến như quy định thì người được bảo hiểm được lựa chọn giữ việc từ bỏ hàng hóa hay tiếp tục. Khi ấy, người được bảo hiểm sẽ yêu cầu tính toán đòi bồi thường tổn thất thực tế ước tính.

Các rủi ro được bao hiểm theo mức độ.
Các rủi ro được bao hiểm theo mức độ.

Yêu Cầu Bồi Thường Bảo Hiểm Hàng Hải 

  • Kiểm tra tình trạng hàng hóa khi giao hàng.
  • Khi xảy ra tổn thất cần thông báo ngay cho người bảo hiểm và phối hợp giám định.
  • Kiểm tra tình trạng hàng hóa lúc nhận hàng.
  • Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại của khách hàng.
  • Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
  • Tính toán bồi thường.
  • Trình duyệt.
  • Thông báo bồi thường.

Lưu Ý Khi Mua Bảo Hiểm Hàng Hải

Những lưu ý cần biết về bảo hiểm hàng hải.
Những lưu ý cần biết về bảo hiểm hàng hải.
  • Trường hợp hàng hoá được vận chuyển tiếp vào nội địa thì phải ghi rõ tên cảng đến cuối cùng và/hoặc nơi đến cuối cùng tại mục nơi đến để xác định trách nhiệm bảo hiểm cho từng chặng.
  • Trường hợp hàng hoá được vận chuyển đa phương thức, thường hàng hoá được chuyển tải làm nhiều lần. Để đánh giá đúng rủi ro khi nhận bảo hiểm, khai thác viên phải hướng dẫn khách hàng liệt kê đầy đủ những nơi lô hàng dự kiến sẽ chuyển phương thức vận chuyển.
  • Trường hợp có lỏng hàng (lighterage) tại cảng đi và cảng đến: khai thác viên cần phải thông báo trước cho bộ phận giám sát, giám định về phương tiện lõng hàng, địa điểm, quãng đường, thời gian dự kiến thực hiện lõng hàng để có phương án giám sát kịp thời.

Hi vọng với bài viết trên đây, bạn đã nắm được các thông tin cơ bản về vấn đề bảo hiểm hàng hải và các loại tổn thất trong đó. Tuy nhiên, với lượng kiến thức này là chưa đủ (còn vấn đề tính giá bảo hiểm, khi nào nên hoặc bắt buộc mua bảo hiểm, hồ sơ khiếu nại bồi thường,…), một bài viết không thể bao quát được hết.

Vậy nên, nếu bạn là người mới, hãy tìm hiểu các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế bởi theo mình đó là con đường ngắn nhất giúp bạn vào nghề. Một số trung tâm đào tạo uy tín có thể kể đến như: VinaTrain Việt Nam, Kiến Tập, Tân Cảng, Thuận Phát… Tuy nhiên, việc tự học thì hoàn toàn có thể nhé, tùy vào khả năng và quyết tâm của mỗi người nha. 

Chúc bạn thành công!

Ngọc Mai – Tổng hợp và Biên tập

2 thoughts on “Tìm Hiểu Về Bảo Hiểm Hàng Hải Và Các Loại Tổn Thất

  1. việt du says:

    Bài viết chi tiết nhưng mình thấy hơi thiếu vi dụ nếu có chi tiết hơn thì càng tốt, cảm ơn add

Trả lời Khách Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

The maximum upload file size: 5 MB. You can upload: image, audio, document, spreadsheet. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded.