Thuế XNK được đánh vào hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu vào thị trường Việt Nam theo quy định của pháp luật. Vậy thuế xuất nhập khẩu là gì? tại sao phải đóng thuế này, đối tượng chịu thuế gồm những gì và những quy định liên quan đến thuế xuất nhập khẩu?
Chúng ta cùng hay theo dõi bài viết nghiệp vụ trình bày dưới đây nhé!
Nói về thuế xuất nhập khẩu cần tham khảo các văn bản pháp luật hiện hành: Luật thuế Xuất khẩu, nhập khẩu số 45/2005/QH11 ; Nghị định số 87/2010/NĐ – CP; Thông tư số 38/2015/TT – BTC

Giải thích về thuế xuất nhập khẩu là gì
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (XNK) là sắc thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế.
Đặc điểm thuế xuất nhập khẩu:
– Thuế xuất nhập khẩu là thuế gián thu
– Thuế XK,NK là áp cho các mặt hàng có hoạt động xuất nhập khẩu
– Thuế XK, NK chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế như: sự biến động kinh tế thế giới, xu hướng thương mại quốc tế,…
Lý do đánh thuế xuất nhập khẩu
– Thuế XK,NK là công cụ quan trọng của nhà nước để kiểm soát hoạt động ngoại thương.
– Thuế XK, NK là công cụ bảo hộ sản xuất trong nước tránh tính trạng mất cân bằng biến động giá
– Thuế XK,NK là nguồn thu của ngân sách nhà nước.
Phạm vi áp dụng thuế xuất nhập khẩu cần biết
Đối Với Người Nộp Thuế:
Chủ thể sở hữu hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc được ủy quyền hợp pháp có trách nhiệm nộp thuế xuất nhập khẩu gồm:
- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
- Cá nhân có hàng hóa XK, NK khi xuất cảnh, nhập cảnh, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Người nộp thuế XK,NK là đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế, bao gồm:
- Đại lý làm thủ tục hải quan được đối tượng nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế nộp thuế thay cho người nộp thuế;
- Các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
- Chủ hàng hóa ủy quyền cho người khác trong trường hợp hàng hóa là quà tặng hay quà biếu của cá nhân ; là hành lý gửi trước hay gửi sau của người xuất cảnh, nhập cảnh trong chuyến đi.
- Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;
- Người nộp thuế theo quy định của pháp luật ủy quyền nộp thuế cho người khác.
- Người đi thu mua và vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hànghóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
- Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu
Đối tượng chịu thuế XK,NK là tất cả hàng hóa được phép XK, NK theo quy định bao gồm:
- Hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào trong khu phi thuế quan,
- Hàng hóa nhập khẩu từ trong khu phi thuế quan ra thị trường trong nước.
- Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa XNK (Hàng hóa gia công chuyển tiếp; Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ; Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ hay để triển lãm ở nước ngoài)
Danh mục hàng hóa không phải chịu thuế xuất nhập khẩu
- Hàng hóa vận chuyển quá cảnh, mượn đường, chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
- Hàng hóa được đưa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài vào trong khu phi thuế quan và chỉ được sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa vận chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
- Hàng hóa là phần dầu khí thuộc tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu.
Các Quy Định Khác Về Thuế Xuất Nhập Khẩu
Nếu nộp thuế bằng ngoại tệ thì phải đổi ra tiền Việt .Tỉ giá ngoại tệ quy đổi ra nội tê lấy theo tỉ giá của ngân hang nhà niệt Nam tại thời điểm nộp thuế.
Doanh nghiệp phải hoàn thành nghĩa vụ về thuế mới đủ điều kiện thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
1. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 và Nghị định 134/2016/NĐ-CP
thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Nếu có phát sinh về sửa đổi với các loại hàng hóa đặc thù thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.theo quy định của pháp luật về hải quan.
2. Thời hạn nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Hàng phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phòng hàng.
Quá thời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế. Thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế.
Nếu hàng được tổ chức tín dũng bảo lãnh số thuế phải nộp sẽ được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Ngoài ra, phải nộp them tiền nộp theo quy định của Luật quản lý thuế.
Hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp. Thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.

3. Các trường hợp hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Khoản 1 Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 và được hướng dẫn cụ thể tại nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định các trường hợp được hoàn thuế XK, NK như sau:
- Hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập
- Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất
- Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm
- Hoàn thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất
Bài viết thuế xuất nhập khẩu là gì xin được kết thúc tại đây. Hy vọng những kiến thức về thuế xuất nhập khẩu này sẽ có giá trị với bạn.
Xin cảm ơn !