Tại sao phải phân luồng tờ khai hải quan-luồng xanh, luồng đỏ, luồng vàng là gì ?

Bạn Phương Anh chưa rõ về phân luồng hải quan, ý nghĩa của việc phân luồng. Tại sao lại có luồng xanh, luồng đỏ và luồng vàng trong thông quan có hỏi:“ Em mới học về xuất nhập khẩu, khi tìm hiểu đến phần thông quan tờ khai hải quan có thấy các chú ý phân luồng tờ khai và những chứng từ cần chuẩn bị khi nhận kết quả phân luồng. Anh, chị trong nghề có thể giải thích rõ hơn cho em  bản chất của việc phân luồng tờ khai được không ạ. Em cảm ơn “.

xem thêm:

Phân luồng tờ khai hải quan
Phân luồng tờ khai hải quan

Để hiểu rõ hơn về  việc phân luồng tờ khai hải quan bạn cần hiểu tóm tắt như sau: Các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa theo đường chính nghạch chịu sự kiểm tra giám sát  của cơ quan hải quan. Khi bạn truyền tờ khai doanh nghiệp lên hệ thống của Hải quan, thì hải quan sẽ phản hồi về là lô hàng của công ty được duyệt vào luồng nào (luồng xanh, luồng đỏ và luồng vàng).

Luồng Xanh, Luồng Vàng, Luồng Đỏ Thể Hiện Điều Gì?

Luồng Xanh: Miễn kiểm tra, chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Điều này cũng thể hiện doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định pháp luật của Nhà nước về hải quan. Những hàng xuất đi đều đặn sẽ dễ vào luồng xanh. Đối với các tờ khai luồng xanh:

  • Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan (trong thời gian dự kiến 03 giây) và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa nhập khẩu”.
  • Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:
    • Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung, riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa nhập khẩu”. Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.
    • Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan….): Hệ thống xuất ra cho người khai “Chứng từ ghi số thuế phải thu”. Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế, phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”.

–> Cuối ngày hệ thống VNACCS tập hợp toàn bộ tờ khai luồng xanh đã được thông quan chuyển sang hệ thống VCIS.

Luồng vàng: Doanh nghiệp phải xuất trình chi tiết hồ sơ nhưng vẫn được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.

Luồng đỏ: cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ đồng thời kiểm tra chi tiết hàng hóa.

Có 3 mức độ kiểm tra thực tế (Theo Thông tư 112/2005/TT-BTC):

  • Kiểm tra toàn bộ lô hàng.
  • Kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm.
  • Kiểm tra thực tế 5% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm.
  • Một số trường hợp, chẳng hạn như sau khi máy tính xác định được hình thức, mức độ kiểm tra, nhưng cán bộ/nhân viên hải quan xét thấy việc xác định của máy tính là chưa chính xác (Do thông tin về các quy định, chính sách hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục chưa được cập nhật đầy đủ), cán bộ công chức hải quan sẽ đề xuất Lệnh hình thức và mức độ kiểm tra khác phù hợp hơn, việc phân luồng sẽ được ghi nhận lại (Có ghi rõ lý do điều chỉnh), sau đó chuyển cho lãnh đạo Chi cục Hải quan xem xét và quyết định.

Đối Với Các Tờ Khai Thuộc Luồng Vàng, Đỏ:

Những tờ khai bị phân luồng vàng/đỏ.
Những tờ khai bị phân luồng vàng/đỏ.

Cơ quan hải quan: 

  • Thực hiện kiểm tra, xử lý tờ khai trên màn hình của hệ thống VCIS.
    • Lãnh đạo: Ghi nhận các ý kiến chỉ đạo công chức được phân công về việc kiểm tra, xử lý đối với tờ khai vào ô tương ứng trên “Màn hình kiểm tra tờ khai”.
    • Công chức được phân công xử lý tờ khai: Ghi nhận các ý kiến đề xuất, các nội dung cần xin ý kiến lãnh đạo, kết quả kiểm tra, xử lý tờ khai vào ô tương ứng trên “Màn hình kiểm tra tờ khai”

–> Nếu Lãnh đạo, công chức không ghi nhận các nội dung trên, hệ thống không cho phép thực hiện nghiệp vụ CEA

  • Sử dụng nghiệp vụ CKO để:
    • Thông báo cho người khai hải quan về địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá (đối với hàng hoá thuộc luồng đỏ).
    • Chuyển luồng từ luồng đỏ sang luồng vàng, hoặc từ luồng vàng sang luồng đỏ (theo quy định của quy trình nghiệp vụ liên quan).
  • Sử dụng nghiệp vụ CEA để:
    • Nhập hoàn thành kiểm tra hồ sơ đối với luồng vàng.
    • Nhập hoàn thành kiểm tra hồ sơ và thực tế hàng hoá đối với luồng đỏ.
  • Sử dụng nghiệp vụ IDA01 để nhập nội dung hướng dẫn/yêu cầu các thủ tục, sửa đổi nội dung khai báo, ấn định thuế và gửi cho người khai hải quan để thực hiện.

Người khai hải quan:

  • Nhận phản hồi của hệ thống về kết quả phân luồng, địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá.
  • Nộp hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ; chuẩn bị các điều kiện để kiểm thực tế hàng hoá.
  • Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có).

Hệ thống: 

  • Xuất ra cho người khai “Tờ khai hải quan” (có nêu rõ kết quả phân luồng tại chỉ tiêu: Mã phân loại kiểm tra).
  • Xuất ra Thông báo yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa được phân vào luồng đỏ hoặc khi cơ quan hải quan sử dụng nghiệp vụ CKO để chuyển luồng.
  • Ngay sau khi cơ quan hải quan thực hiện xong nghiệp vụ CEA hệ thống tự động thực hiện các công việc sau:
    • Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa”.
    • Trường hợp số thuế phải nộp khác 0: ·
      • Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung, riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa”. Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.
      • Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan….): Hệ thống xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu. Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”.

Trong thực tế làm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam bạn vẫn nghe tới những khái niệm phân luồng “ siêu xanh” áp dụng với những doanh nghiệp có đóng góp GDP lớn cho nền kinh tế quốc dân như: Samsung, HuynDai, Canon…. hoặc việc “bẻ luồng” cũng hoàn toàn có thể nếu hải quan nghi nghờ hàng hóa của bạn nằm trong danh mục cấm xuất nhập khẩu. Dù nhận kết quả phân luồng xanh, vàng thì hàng hóa của doanh nghiệp vẫn sẽ bị kiểm hóa một phần hoặc toàn bộ, yêu cầu xuất trình giấy tờ là việc bình thường.

Tóm Lại Quá Trình Thực Hiện Phân Luồng 

Ở bài viết này, tôi không quá đi sâu vào các bước truyền tờ khai. Bạn đọc cần tìm hiểu rõ hơn tại QADD874/QĐ-TCHQ ban hành ngày 15/05/2006 do Tổng cục Hải Quan quy định. Các bước bao gồm:

  • Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra
  • Bước 2: Đây là bước thông tin từ bước 1 sẽ được nhập vào máy tính, tự động xử lý và đưa ra Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra
  • Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa (Khi tờ khai trả về được xếp vào luồng đỏ, khi bị bẻ luồng)
  • Bước 4: Thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục Hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan
  • Bước 5: Phúc tập hồ sơ

Hình dưới đây tóm tắt dễ hiểu nhất về cách phân luồng:

Cách phân luồng tờ khai hải quan
Quy trình phân luồng tờ khai hải quan tại Việt Nam

Như vậy, khi làm xuất nhập khẩu dù kết quả phân luồng của doanh nghiệp bạn có trả kết quả phân loại luồng xanh, luồng đỏ hay luồng vàng thì vẫn phải chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ đề làm việc với hải quan bất cứ khi nào có yêu cầu để hàng có thể thông quan trơn tru, đúng hạn.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn Phương Anh hiểu rõ hơn về quy tắc phân luồng trong tờ khai hải quan và ý nghĩa đầy đủ của kết quả phân luồng xanh, luồng đỏ và luồng vàng.

Chúc bạn thành công!

Nguồn: Ngọc Mai – Tổng hợp và Biên tập

Chia sẻ

6 BÌNH LUẬN

    • giờ cắt máng là thuật ngữ ngày trước để vác hàng lên tàu phải có cái tháng từ bến lên thuyền gọi là máng, hết giờ họ hạ cái máng đó xuống bạn xem phim trung quốc ngày xưa thời chiến tranh ở bến cảng có cảnh đó nhìn cái là hiểu ngay giờ họ gọi là cut off time 🙂

  1. add ơi em chưa hiểu phần bẻ luồng và kiểm hóa hàng, đi học cô bảo theo quy định khi có quyết định đó thì hải quan phải làm cv thông báo nhưng mấy người đi làm nói họ thích thì họ khám chả ai làm gì được nv là sao ạ

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

The maximum upload file size: 2 MB. You can upload: image, audio, video, document, spreadsheet, interactive, text, archive, code, other. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded.