Tại Sao Tờ Khai Bị Luồng Đỏ – Quy Trình Kiểm Hóa Tờ Khai Hải Quan Luồng Đỏ

5/5 - (2 bình chọn)

Trong bài viết hôm trước, chúng mình đã giải đáp cho các bạn ý nghĩa của việc phân luồng, và tờ khai hải quan luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ là gì ? (các bạn đọc có thể đọc lại Tại đây). Thì hôm nay mình cùng tìm hiểu xem khi nào doanh nghiệp bị dính luồng đỏ, quy trình kiểm hóa luồng đỏ ra sao? 

Tại Sao Doanh Nghiệp Truyền Tờ Khai Bị Luồng Đỏ?

Hải Quan Sẽ Căn Cứ Vào Mức Độ Rủi Ro Và Mặt Hàng Để Phân Luồng Tờ Khai
Hải Quan Sẽ Căn Cứ Vào Mức Độ Rủi Ro Và Mặt Hàng Để Phân Luồng Tờ Khai

Hải quan sẽ dựa vào những rủi ro để phân luồng đỏ cho doanh nghiệp như:

– Các doanh nghiệp nợ thuế,  bị cưỡng chế thuế, bị ấn định thuế, doanh nghiệp đang vướn tham vấn giá…

–  Doanh nghiệp thường xuyên bổ sung tờ khai, sửa thông tin tờ khai hoặc huỷ tờ khai, không tiến hành làm theo những quy định về thủ tục đối với các tờ khai đã khai báo.

– Trong quá trình khai báo thông tin trên tờ khai khác so với chứng từ gốc. Tên hàng không rõ ràng, không phù hợp với mã số hàng hoá đã đươc quy định.

– Doanh nghiệp lần đầu xuất hoặc nhập khẩu : 100% luồng đỏ

– Doanh nghiệp xuất/nhập khẩu mặt hàng nhạy cảm như: hàng phế liệu, hàng thuốc lá…

– Hoặc đơn giản là trúng đợt kiểm tra quản lý rủi ro thì những tờ khai truyền lên sẽ gặp luồng đỏ hoặc nhẹ hơn là luồng vàng.

Có Hai Loại Kiểm Hóa Thường Được Áp Dụng. 

  1. Kiểm hóa thủ công. 
KIểm hóa thủ công doanh nghiệp sẽ phải cắt chì container để hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa
KIểm hóa thủ công doanh nghiệp sẽ phải cắt chì container để hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa

Là hình thức kiểm mà doanh nghiệp phải kéo container xuống bãi chỉ định của hải quan để họ đưa người kiểm tra trực tiếp hàng hóa chứa bên trong container. Lúc này seal container bị cắt đi và thay thế bằng 1 seal khác sau khi kiểm hóa xong.

Đối với lô hàng có nhiều container thì sẽ được kiểm tra ngẫu nhiên và tùy theo mức độ rủi ro về giá, loại mặt hàng mà hải quan tiến hành kiểm tra 5%, 10%… lô hàng

Trường hợp là mặt hàng nhạy cảm hải quan sẽ kiểm tra 100% hàng hóa.

2. Kiểm hóa bằng máy soi

Doanh nghiệp sẽ đăng ký thủ tục để kéo hàng đến trạm máy soi. Đây là hình thức kiểm hàng sử dụng phần mềm tự động nên không phải cắt seal container, mở niêm phòng chì. Cơ quan hải quan sẽ dựa vào kết quả thu được sau quá trình phân tích để quyết định lô hàng có được thông quan hay phải kiểm hóa thủ công một lần nữa.

Trường hợp nếu phát hiện sai trái yêu cầu doanh nghiệp kiểm hóa thủ công thì doanh nghiệp phải chịu nhiều chi phí, thời gian vì kiểm hóa 2 lần.

Quy Trình Kiểm Hóa Luồng Đỏ Bạn Đọc Có Thể Tham Khảo

B1: Kiểm tra hải quan về tên hàng và mã số HS có đúng với hồ sơ khai báo và mã HS quy định hay không.

B2:  Kiểm tra về số lượng lô hàng: Khi máy soi không xác định được hết số lượng và khối lượng lô hàng, hải quan sẽ phải nhờ đến kết quả thương nhân giám định để tiến hành kiểm hoá.

B3: Kiểm tra chất lượng hàng hoá: Cơ quan hải quan sẽ lấy mẫu hàng hoặc dựa vào các tài liệu catalogue của sản phẩm để đánh giá chất lượng hàng hoá. Nếu kết luận của thương nhân và hải quan không có sự đồng nhất, vấn đề này có thể khiếu nại lên theo quy định của pháp luật hiện hành.

Không doanh nghiệp nào mong muốn mình gặp phải luồng đỏ nhưng bạn cần phải biết quy trình để sử lý kịp thời
Không doanh nghiệp nào mong muốn mình gặp phải luồng đỏ nhưng bạn cần phải biết quy trình để sử lý kịp thời

B4:  Kiểm tra giấy phép nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu lô hàng. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng những lô hàng mà mình xuất nhập khẩu đều có tên trong danh mục hàng được phép nhập khẩu theo quy định của nhà nước. Phải có giấy phép xuất nhập khẩu để trình lên cơ quan hải quan.

B5: Đối với các lô hàng có tên trong danh mục phải tiến hành kiểm tra nhà nước, hải quan sẽ dựa vào giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành để tiến hành kết luận làm thủ tục thông quan cho lô hàng đó.

B6: Kiểm tra xuất xứ hàng hoá: Thông tin mục này đã được nêu rõ tại Điều 15 Nghị định 19/2006/NĐ-CP được chính phủ ban hành ngày 20/02/2006.

B7:  Kiểm hoá sẽ tiến hành kiểm tra về thuế suất hải quan.

Trong trường hợp hàng tạm nhập tái xuất hoặc tái xuất tạm nhập, doanh nghiệp sẽ cần mô tả và cung cấp thông tin về số lượng, chủng loại, xuất xứ, chụp ảnh nguyên trạng lô hàng,…

Những Lưu Ý  Khi Doanh Nghiệp Bị Kiểm Hóa

Nếu không may gặp phải tờ khai hải quan luồng đỏ, để quá trình kiểm hóa không mất nhiều thời gian và chi phí bạn cần lưu ý một số điều sau:

– Nên sắp xếp cho người xuống trực tiếp bãi hạ container và chỡ sẵn ở đó, chờ nhân viên hải quan xuống kiểm tra.

– Chú ý những thông tin cần giải trình rõ ràng cho cơ quan hải quan như quy cách đóng gói, giá mua, thuế khai báo, số lượng, chủng loại mặt hàng,..

– Hải quan sẽ chú ý đến tem nhãn của sản phẩm trước khi kiểm hóa chi tiết nên doanh nghiệp cần lưu ý xem có khớp với chứng từ hay không.

– Nếu kiểm hóa thủ công cần chuẩn bị thêm một seal mới niêm phong lai container sau khi kiểm hóa.

Hy vọng những chia sẻ của mình giúp bạn đọc hiểu, nắm vững kiến thức và có đủ tự tin để xử lý nếu không may doanh nghiệp của mình vướng phải luồng đỏ kiểm hóa. Khi làm hàng không tránh khỏi trường hợp tem nhãn sản phẩm có đôi chút khác biệt so với chứng từ, hoặc bạn muốn quá trình kiểm hóa diễn ra nhanh chóng thì cần linh động có thêm một khoản chi ngoài tùy vào tình hình thực tế. 

Chúc các bạn thành công!

Tác giả: Thúy Nicki – Biên tập và Tổng hợp

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

The maximum upload file size: 5 MB. You can upload: image, audio, document, spreadsheet. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded.