Có thể thấy, ngành tôm của Viêt Nam đang ngày càng phát triển, hiện nay, chúng ta đã xuất khẩu đi hơn 100 quốc giá, chiếm 45% sản lượng tôm toàn cầu.
Xem thêm:
Tuy nhiên trong thời gian qua, việc xuất khẩu tôm của nước ta gặp rất nhiều khóa khắn liên quan đến những rào cản thương mại từ các thị trường nhập khẩu khác. Nhưng các doanh nghiệp vẫn đang cố gắng xuất khẩu những loại tôm tất nhất, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu khắt khe để giúp Tôm được duy trì xuất khẩu sang các thị trường như Australia, Mỹ, châu Âu…
Có giai đoạn, các doanh nghiệp đã gặp phải tình trạng thiếu tôm, nhưng nhờ sự nỗi lực trong 7 tháng qua, sản lượng tôm được xuất tăng 16% tương ứng với 2 tỷ USD so với cùng kì năm 2016.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, 3 tháng đầu năm 2017, các ngành chế biến lo lắng bởi sự thiếu nguyên liệu trầm trọng nhưng trong 4 tháng tiếp theo, bằng sự nỗi lực chúng ta đã tạo ra một bước nhảy vọt về tăng trưởng xuất khẩu cho ngành Tôm của Việt Nam và đưa ra một dấu hiệu mới cho các ngành chế biến xuất khẩu thủy sản nói chung.
Ông Trần Văn Lĩnh – Tổng Giám đốc Công ty Thương mại thủy sản Thuận Phước cho biết trong 6 tháng đầu năm 2017 thị trường Australia đưa ra lệnh cấm nhập khẩu tôm chưa được nấu chín từ Việt Nam. Điều này đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến cả ngành tôm, nhiều doanh nghiệp đối mặt với những thách thức, kim ngạch xuất khẩu giảm.
Đến giữa tháng 6 năm 2017 Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Australia đã ra quyết định bãi bỏ lệnh tạm ngừng nhập khẩu tôm chưa nấu chín từ Việt Nam. Nhờ vậy, ngành xuất khẩu tôm của Việt Nam đã tăng lên đáng kể khi một lượng lớn tôm được nhập khẩu vào thị trường Australia.
Sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã xem xét lại quá trình đánh giá hành chính lần thứ 9 (POR 9) đối với sản phẩm tôm Việt Nam, họ đã có những phán quyết về các mức thuế chống bán phá giá tôm chính thức cho Việt Nam. Qua đó chúng ta có thể thấy được, khi mức sống của người dân Mỹ ngày càng được nâng cao, ý thức xã hội tốt hơn thì tương ứng mức thuế này cũng sẽ tăng lên. Đây chính là cách để Mỹ bảo hộ nền sản xuất trong nước. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam biết cách đàm phán thì vẫn có thể họ sẽ vượt qua được những rào cản thương mại và thuế chống bán phá giá của Mỹ và thu được lợi nhuận cao.
Theo ông Trương Đình Hòe tôm đã được xuất khẩu đi hơn 100 quốc gia, việc giữ vững những thị trường này là một tín hiệu vô cùng cần thiết. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu để phục vụ cho chế biến và xuất khẩu rất quan trọng tuy nhiên, nguyên liệu chúng ta cần phải được chọn lọc kỹ càng để tìm được nguyên liệu tốt để đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính đồng thời đa dạng hóa sản phẩm tôm chế biến để cung ứng cho khách hàng.
Không chỉ thế, sản lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam đã chiếm đến 45% sản lượng tôm trên toàn thế giới. Nó như là một dấu hiệu tốt, mở ra một cơ hội lớn cho ngành tôm của Việt Nam. Chúng ta phải biến những cơ hội này thành hiện thực.
Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng- ông Trần Văn Phẩm đánh giá rằng: Ngành tôm của Việt Nam cần được đầu tư thêm nhiều về công nghệ, thiết bị để phục vụ cho việc nuôi tôm, nguyên liệu sản xuất, phục vụ bởi đây chính là những yếu tố quan trọng để cung cấp nguồn nguyên liệu sạch cho ngành chế biến, xuất khẩu tôm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp muốn được mở rộng diện tích để sản xuất với quy mô lớn, như vậy sẽ giảm được chi phí sả xuất, hạ giá thành thì mới thu đươc lợi nhuận cao từ quy mô này.
Hiện nay, tình trạng Tôm của chúng ta vẫn chưa thể đủ để cung cấp cho doanh nghiệp sản xuất, thực hiện chủ trương của chính phủ để từng bước phát triển ngành Tôm.
[…] Sản Lượng Xuất Khẩu Tôm Việt Nam Chiếm Gần 50% Thế Giới […]