Phụ Phí ENS Là Gì?

Trong vận tải, ngoài những khoản phí sẵn do hãng tàu quy định còn sẽ phát sinh thêm các khoản phụ phí tính vào cước biển. Rất nhiều chủ hàng nhập đi các chuyến Châu Âu chưa tìm hiểu kỹ trong hợp đồng khi thanh toán phát sinh thêm phí ENS. Vậy bản chất phí này là gì, tại sao hãng tàu thu thêm phí này? Áp dụng với hàng đi theo những chuyến nào? Mời bạn tham khảo bài viết nghiệp vụ dưới đây.

Xem thêm:

ENS là phí gì trong xuất nhập khẩu.
ENS là phí gì trong xuất nhập khẩu.

Phí ENS Là Gì

Phụ phí ENS  (Entry Summarry Declaration) được gọi là phụ phí kê khai sơ lược hàng hóa nhập khẩu vào khối Liên minh Châu Âu (EU) để đánh giá các rủi an ninh hàng hóa khi nhập khẩu vào các nước EU bắt đầu áp dụng từ ngày 1-1-2011.

Đối với hàng xuất qua các nước thuộc khối EU phải kê khai hàng cụ thể, kê khai rõ ràng, đầy đủ thông tin của người gửi và người nhận, chi tiết lô hàng. Gồm các thông tin sau:

  • Tên mặt hàng: kê khai chi tiết các loại hàng hóa cụ thể kèm theo mã HS chi tiết gồm 06 chữ số.
  • Thông tin của người gửi và người nhận kèm theo đầy đủ địa chỉ, mã vùng, mã số thuế.
  • Hàng nguy hiểm thì cần phải cung cấp thêm mã UN
  • Shipping marks.
  • Số lượng kiện hàng, thùng hàng trong mỗi container, trọng lượng cont
  • Số seal.

Thời hạn kê khai hàng đi Châu Âu là 24h thực hiện trên phần mềm hải quan của các nước EU được tính trước khi tàu khởi hành từ cảng xếp hàng đến Châu Âu

Hiện tại có 27 nước thuộc khối EU đang áp dụng kê khai phụ phí ENS với các lô hàng, áp dụng cho các trường hợp sau:

  • Hàng hóa nhập khẩu vào EU
  • Áp dụng cho việc dỡ hàng tại EU và chuyển hàng tới các nước ngoài EU qua kênh vận tải đa phương thức.
  • Lô hàng nằm trên tàu đang neo đậu tại cảng EU (dù không dỡ hàng xuống)

Khi Tính Phí ENS, Cần Lưu Ý

Khi Tính Phí ENS Cần Lưu Ý Những Điều Sau.
Khi Tính Phí ENS Cần Lưu Ý Những Điều Sau.
  • Thông tin người nhận hàng (consignee): Đối với các nước xuất vào EU, trường hợp vận đơn theo lệnh (to Order Bill) sẽ có thể thay đổi tên người nhận tại cảng đến. Tuy nhiên những thay đổi về người nhận vẫn phải kê khai và có hiệu lực trên bộ chứng từ ngoại thương nên phải cung cấp địa chỉ tên người nhận chi tiết.
  • Thời hạn kê khai: chủ hàng cần lưu ý các trường hợp có thể xảy ra:
    • TH1:  Lô hàng vận chuyển trực tiếp từ Việt Nam đi thẳng tới EU áp dụng thời gian khai báo là 24h.
    • TH2: Hàng đi qua cảng truyền tải thì thời gian khai báo là 24h kể từ cảng chuyển tải.
  • Các trường hợp chậm kê khai, kê khai thiếu, chỉnh sửa kê khai: thường bị phạt một khoản rất nặng. Nếu bị phạt mà lại không thanh toán khoản đó thì người xuất nhập khẩu sẽ bị liệt vào danh sách đen, tức là không được giao dịch thương mại với các nước EU nữa. Vì vậy, nên người trong nghề phải đặc biệt lưu ý, nhất là các công ty thường xuyên xuất hàng đi EU.

Mức phí ENS cần trả:

Theo quy định thì thường sẽ dao động từ 30-40 USD/lô hàng. Bạn nên lưu ý là phí này tính dựa theo mỗi BL chứ không phải tính theo số cont của một lô. Dù bạn có 50 hay 70 cont nhưng dùng chung một BL thì mức phí vẫn là 30 – 40 USD/BL nhé.

Kinh nghiệm với những chủ hàng xuất nhập đi các nước không thuộc EU nên tránh các chuyến tàu đi qua những nước này vì vẫn phải kê khai phụ phí ENS. 

Tóm lại, vẫn như bản chất, phụ phí ENS được hãng tàu đặt ra để bù đắp vào chi phí vận tải do tăng giá nhiên liệu và chi phí nhân công. Nhưng đây là chi phí bắt buộc nên là chỉ còn cách tuân thủ, đóng đầy đủ nhé. Hi vọng, bài viết này đã cung cấp thêm cho bạn kiến thức về loại phụ phí ENS này.

Chúc bạn thành công!

Ngọc Mai – Tổng hợp và Biên tập

Chia sẻ

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

The maximum upload file size: 2 MB. You can upload: image, audio, video, document, spreadsheet, interactive, text, archive, code, other. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded.