Mức Hưởng Bảo Hiểm Xã Hội Khi Nghỉ Ốm Người Lao Động Cần Biết

Đau ốm vì bệnh tật hay là những tai nạn bất ngờ đều là những điều không ai mong muốn. Do vậy khi tham gia lao động một trong những quyền lợi của người lao động là bảo hiểm xã hội. Vậy mức hưởng bảo hiểm xã hội khi nghỉ ốm của người lao động như thế nào cùng tìm hiểu nhé!

Muc-huong-bao-hiem-xa-hoi-cua-nld
Người lao động được hưởng chế độ ốm đau theo Bảo hiểm xã hội quy định

1, Những đối tượng có thể nhận mức hưởng bảo hiểm xã hội khi nghỉ ốm

Quy định tại Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015, trong những trường hợp dưới đây thì người lao động mới được hưởng chế độ ốm đau:

  • Người lao động bị ốm đau hoặc tai nạn nhưng không phải tai nạn trong quá trình lao động hoặc các trường hợp điều trị thương tật hoặc bệnh tật phát tái vì tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cần phải nghỉ việc. Đối với trường hợp này thì đối tượng lao động cần phải cung cấp thêm giấy xác nhận của cơ sở thăm khám chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của BYT.
  • Nếu có con dưới 7 tuổi bị ốm đau thì người lao động có thể nghỉ việc để chăm con, nhưng cần phải có xác nhận của cơ sở thăm khám, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của BYT.
  • Lao động nữ đi làm trước khi kết thúc thời hạn nghỉ sinh con và thuộc một trong số các trường hợp vừa nêu ở trên.
Nhung-doi-tuong-duoc-va-khong-duoc-huong-bao-hiem
Quy định về đối tượng lao động được hưởng bảo hiểm

2, Những trường hợp không được giải quyết mức hưởng bảo hiểm xã hội khi nghỉ ốm

  • Người lao động bị ốm, tai nạn phải nghỉ việc do tự làm tổn thương sức khỏe như uống rượu, sử dụng chất ma túy hoặc tiền chất ma túy.
  • Lần đầu người lao động nghỉ việc điều trị do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
  • Nghỉ việc do hưởng chế độ thai sản theo quy định.
  • Người lao động có vấn đề về sức khỏe trong thời gian đang được nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng hay nghỉ không lương theo quy định.

3, Mức hưởng bảo hiểm xã hội

Công thức tính mức hưởng bảo hiểm xã hội khi nghỉ ốm đối với những trường hợp theo Quy định tại Khoản 1 Điều 26 và 27 của Luật BHXH

Mức hưởng =Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24 X 75 (%)x  số ngày nghỉ việc hưởng chế độ

Trong đó:

  • Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ được tính theo số ngày làm việc không tính các ngày ngày nghỉ hằng tuần, nghỉ lễ, nghỉ Tết. 
  • Số ngày nghỉ ốm đau của NLĐ không tính những ngày nghỉ hằng tuần, nghỉ lễ, nghỉ Tết trong thời gian 1 năm được tính và quy định như sau:
  • Nếu làm việc trong điều kiện ổn định, bình thường và đã đóng BHXH dưới 15 năm thì được hưởng 30 ngày; nếu đóng BHXH đủ từ 15 đến dưới 30 năm thì được nghỉ 40 ngày; nếu đóng đủ BHXH từ 30 năm trở đi thì được nghỉ 60 ngày.
  • Nếu làm nghề có tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại danh mục bởi BLĐTBXH, BYT hoặc làm việc tại khu vực có phụ cấp hệ số từ 0,7 trở đi thì NLĐ được hưởng 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 50 ngày nếu tham gia đóng BHXH đủ từ 15 đến 30 năm; 70 ngày nếu tham gia đóng BHXH đủ 30 năm trở đi.

Thời gian hưởng chế độ khi có con ốm đau không tính các ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, nghỉ Tết:

  • Nếu con dưới 3 tuổi, thời gian hưởng chế độ sẽ được tính theo số ngày chăm sóc con là tối đa 20 ngày; tối đa 15 ngày nếu con trên đủ 3 tuổi trở lên và dưới 7 tuổi.
  • Nếu cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà có con bị ốm đau thì thời gian hưởng chế độ vẫn được tính theo quy định như trên.

Công thức tính mức hưởng bảo hiểm xã hội khi nghỉ ốm đối với những đối tượng lao động mắc bệnh thuộc danh mục chữa trị dài ngày quy định ở khoản 2 Điều 26 – Luật BHXH

Muc-huong-bao-hiem-xa-hoi
Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội cho từng đối tượng

Mức hưởng =Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việcxTỷ lệ hưởng chế độ (%)xSố tháng nghỉ hưởng chế độ

Trong đó:

Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau:

  • 75% đối với trường hợp hưởng chế độ ốm đau của NLĐ trong vòng 180 ngày đầu tiên. Nếu sau khi hưởng hết 180 ngày nghỉ mà NLĐ cần tiếp tục điều trị tiếp thì thời gian hưởng chế độ tiếp theo được tính như sau:
  • 65% nếu NLĐ đã tham gia đóng BHXH đủ 30 năm trở đi;
  • 55% nếu NLĐ đã tham gia đóng BHXH đủ từ 15 đến dưới 30 năm;
  • 50% nếu NLĐ đã tham gia đóng BHXH dưới 15 năm.

Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau: tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề.

Trường hợp có ngày lẻ và không trọn tháng, cách tính mức hưởng chế độ sẽ như sau:

Mức hưởng =Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24 xTỷ lệ hưởng chế độ(%)xSố ngày nghỉ hưởng chế độ

Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau: tính theo quy định như trên.

Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau: bao gồm các ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết.

Đối với trường hợp NLĐ nghỉ việc vì lý do mắc các bệnh cần chữa trị dài ngày do BYT quy định thì thời gian hưởng chế độ được tính như sau:

  • Tối đa 180 ngày bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần, ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết;
  • Nếu sau khi kết thúc thời hạn hưởng chế độ mà NLĐ vẫn phải tiếp tục điều trị thì NLĐ sẽ được hưởng tối đa bằng thời gian đã tham gia đóng BHXH.

(Khoản 2 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).

Trên đây là thông tin về mức hưởng bảo hiểm xã hội khi nghỉ ốm. Người lao động nhất là người làm hành chính nhân sự cần nắm rõ những điều khoản này để có thể áp dụng thật tốt quyền lợi của người lao động. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Bài viết được tổng hợp từ các văn bản luật quy định về chế độ nghỉ ốm cua người lao động theo luật bảo hiểm xã hội mới nhất và các văn bản pháp lý liên quan.

Lily – Tổng hợp và Biên tập

Chia sẻ

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

The maximum upload file size: 2 MB. You can upload: image, audio, video, document, spreadsheet, interactive, text, archive, code, other. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded.