Incoterms là gì, những lưu ý khi sử dụng Incoterm 2010

5/5 - (19 bình chọn)

Hiểu đúng về Incoterms là điều bắt buộc với dân xuất nhập khẩu. Nó giống như bảng cửu chương, tài liệu nhập môn mà bạn cần nắm vững trong lòng bàn tay để có thể làm tốt những nghiệp vụ trong nghề. Hiểu được điều đó, mình quyết định viết bài này. Mời bạn tham khảo nhé. 

xem thêm:

Incoterms là gì? Lịch sử ra đời?
Incoterms là gì? Lịch sử ra đời?

Incoterms Là Gì?

Incoterms (International Commerce Terms) được hiểu là Bộ tập quán chung của quốc tế, giải thích các điều kiện thương mại, quy định về nghĩa vụ bên bán và bên mua trong quá trình giao nhận hàng hóa để giúp họ tránh những hiểu nhầm, hạn chế rủi ro tranh chấp phát sinh.

Lịch sử hình thành: Năm 1936, phòng Thương mại quốc tế ICC – International Champer of Commerce tại Paris đã phát hành Incoterms nhằm thống nhất tập quán thương mại quốc tế, tránh được những vụ tranh chấp và kiện tụng làm lãng phí thời gian và của cải của con người và xã hội. Từ đó đến nay, Incoterms đã được sửa đổi và bổ sung 9 lần vào các năm 1953, 1967, 1976,1980, 1990, 2000, 2010 và 2020 nhằm phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế. Incoterms ra đời lần sau hoàn thiện hơn lần trước, nhưng không phủ định lần trước.

Sự Quan Trọng Của Incoterm Trong Xuất Nhập Khẩu 

Khi mua bán quốc tế các bên tham gia cần xác định rõ ràng vai trò, trách nhiệm và rủi ro của mỗi bên liên quan để có thể đánh giá được các yếu tố liên quan cấu thành lên giá bán, giá mua.

Vd: Một người bán cá xuất khẩu xang Ấn Độ được chỉ định giao hàng tới càng Pipavav anh ta cần biết mình phải làm những gì, tới đâu sẽ hết trách nhiệm và có thể lây được tiền từ người mua.

Lúc này người bán cá cần phải hiểu về incoterm sẽ quy định cụ thể công việc người bán phải làm gì, công việc anh ta sẽ chịu chi phí và rủi ro tới đâu.

Ngược trở lại, đối với người mua thì họ cần biết mình nhận cá tại cảng Pipavav sau đó cần làm tiếp những công việc gì để có thể mang hàng về kho.

Như vây, khi 2 bên xác định được công việc phải  làm sẽ ra được chi phí và lương trước được những rủi do để cấu thành nên giá mua bán đã có lợi nhuận kỳ vọng của mình.

Nếu không biết về incoterm sẽ không thể làm được những việc này!

Nội dung chính của Incoterms chú trọng:

  • Trách nhiệm của bên mua, bên bán đến đâu.
  • Điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí, rủi ro từ người bán sang người mua.

Một Vài Lưu Ý Khi Sử Dụng Incoterms

Lưu ý khi sử dụng Incoterms.
Lưu ý khi sử dụng Incoterms.
  • Tất cả các bản đều có giá trị. Thực tế, không quy định bắt buộc phải áp dụng Incoterms nào. Các bên mua bán tự thương lượng và ghi rõ trong hợp đồng phiên bản Incoterms được áp dụng.
  • Incoterms chỉ áp dụng đối với hàng hóa hữu hình, mà không dành cho hàng hóa vô hình như: bản quyền, phần mềm, thương hiệu…
  • Incoterm có thể sử dụng cho giao dịch quốc tế và nội địa (mua bán khu phi thuế quan trong nước)
  • Chúng ta cần nắm rõ bản chất điều kiện cơ sở giao hàng, và cũng cần phân biệt rõ điều này với nghĩa vụ, trách nhiệm thực tế của các bên trong hợp đồng. Bởi lẽ, tùy theo vị thế mạnh yếu mà mỗi bên có thể đàm phán để tăng thêm hoặc giảm bớt quyền lợi và trách nhiệm của mình. Tuy nhiên trong quá trình thương thảo như vậy, hai bên cần đảm bảo không được làm thay đổi bản chất điều kiện cơ sở giao hàng.
  • Incoterms được ban hành bởi ICC ban hành, các bên thỏa thuận dẫn chiếu trong hợp đồng nhưng khi xảy ra tranh chấp thì ICC không phải trọng tài phân xử.
  • Incoterms không thể thay thế cho hợp đồng mua bán quốc tế, nó chỉ là một phần của hợp đồng mua bán quốc tế. Bởi, các quy tắc trong Incoterms chủ yếu hướng đến những vấn đề chung có liên quan đến việc giao hàng. Những vấn đề khác như giá cả hàng hóa, phương thức thanh toán, các yêu cầu về bốc dỡ hàng hóa, lưu kho… thì hoàn toàn không quy định trong Incoterms.
  • Các điều kiện trong Incoterms có thể bị mất hiệu lực nếu trái với luật địa phương. Do đó, các bên cần nghiên cứu và phải tuân thủ luật địa phương trong quá trình thương thảo và khi làm hợp đồng cần phải thật chặt chẽ về các điều khoản liên quan.

Một Số Lưu Ý Trách Nhiệm Và Nghĩa Vụ Người Bán Và Người Mua Trong Incoterms 2010

Một Số Lưu Ý Trách Nhiệm Và Nghĩa Vụ Người Bán Và Người Mua Trong Incoterms 2010
Một Số Lưu Ý Trách Nhiệm Và Nghĩa Vụ Người Bán Và Người Mua Trong Incoterms 2010

Nhắc tới incoterm bạn phải làm rõ 3 vấn đề: Trách nhiệm, rủi rochi phí đây là những nghiệp vụ sẽ được luân chuyển giữa 2 bên mua bán.

  • Tổng hợp incoterm sẽ có 4 nhóm cơ bản như sau: E, F, C, D
  • Càng tiến dần tới nhóm D công việc và trách nhiệm của người bán sẽ tăng dần
  • Lúc này công việc, rủi ro và trách nhiệm của người mua sẽ giảm dần.

Các vấn đề: Chi phí – rủi ro – Lợi ích trong incoterm đều tỉ lệ thuận với nhau, cùng tăng hoặc cùng giảm

  • Trách nhiệm thuê phương tiện vận tải:
    • Nhóm E,F: Người mua thuê tàu. Địa điểm giao hàng tại tối đa được ghi nhận tại cảng xuất
    • Nhóm C,D: Người bán thuê tàu. điểm chuyên gia rủi ro tối đa tại cảng đích phía nước nhập khẩu hoặc địa điểm người mua chỉ định tại nước nhập khẩu.
  • Trách nhiệm về mua bảo hiểm đối với hàng hóa:
    • Nhóm E,F: Người mua phải mua bảo hiểm cho lô hàng  (nếu cảm thấy cần thiết)
    • Nhóm D: Người bán mua bảo hiểm (nếu cảm thấy cần thiêt) incoterm không quy định việc này
    • Nhóm C: Duy nhất trong trường hợp này term CIF và CIP người bán bắt buộc phải mua bảo hiểm cho người mua hưởng.

Trách nhiệm về làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa:

  • Xuất khẩu:
    • EXW: người mua làm toàn bộ thủ tục hải quan vì lấy hàng tại kho người bán.
    • 10 điều kiện còn lại: người bán phải làm thủ tục hải quan tại cảng mình xuất khẩu (cảng bốc hàng).
  • Nhập khẩu:
    • DDP: người bán
    • 10 điều kiện còn lại là người mua tại cảng giao hàng.

 

  • 4 điều kiện (FAS, FOB, CFR, CIF) trong Incoterms 2010 chỉ áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa. Địa điểm chuyển giao hàng (khác với chuyển giao trách nhiệm) là cảng biển.
  • Các điều kiện áp dụng cho Vận tải đa phương thức: EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP

Thực tế vận chuyển hiện nay trong giao dịch bên nào được quyền thuê tàu (tàu bay, tàu thủy..) sẽ được chủ động khi làm hàng hóa và xử lý nhanh chóng những phát sinh liên quan. 

Kết Luận

Incoterms thực sự đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho các hoạt động thương mại mang tính quốc tế. Nó cung cấp cho bên mua và bên bán những quy tắc có thể tham khảo và áp dụng một cách thống nhất trong thương thảo và kí kết hợp đồng. Tuy nhiên, như đã nói, việc nắm rõ Incoterms là gì là rất cần thiết để không ảnh hưởng đến quá trình đàm phán và thực hiện giao dịch thương mại quốc tế.

Nếu bạn là là người mới hoàn toàn, đang bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực Xuất Nhập Khẩu thì lời khuyên mình dành cho bạn là: hãy tìm hiểu các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế đó là con đường ngắn nhất giúp bạn vào nghề. Bạn có thể tham khảo một số trung tâm đào tạo uy tín có thể kể đến như: VinaTrain Việt Nam, Kiến Tập, Tân Cảng, Thuận Phát…

Chúc bạn thành công! 

Ngọc Mai – Tổng hợp và Biên tập

11 thoughts on “Incoterms là gì, những lưu ý khi sử dụng Incoterm 2010

  1. Ngô Đức Long says:

    mình đọc mà chả hiểu gì cả, add ơi không thấy nhắc tới 11 điều kiện giao hàng trong inctoerm gì cả mình đang tự học mà thấy mông long quá

  2. Nguyễn Hằng says:

    Mình chưa hiểu lắm phần điều kiện về tập quán thương mại vẫn có thể bị bẻ khi áp dụng luật địa phương là sao ạ, ai giải thích giùm với, thanks

    • Do Nang says:

      Có nghĩa đây chỉ là tập quán được đúc kết trong mua bán hàng hóa quốc tế, được ICC tổng hợp lại. Còn luật địa phương hiểu ở đây là luật quốc gia vẫn đứng trên Incoterms về mặt pháp lý, nhiều khi người ta có thể chọn 1 điều kiện bất kì ví dụ FOB nhưng ko giao trên tàu mà đổi thành giao tại xưởng chẳn hạn (ghi trong hợp đồng) thì luật địa phương vẫn áp dụng theo hợp đồng để giải quyết khi có tranh chấp,…

  3. THủy lopi says:

    Không liên quan chút em muốn hỏi ở Hà Nội thì học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất ạ 🙁

  4. Khoa Ulis says:

    nói chung là tự học mua sách rồi về đọc cũng không hiểu lắm khéo phải đi học trung tâm vì còn nhiều kiến thức khác nữa chứ ko phải mình cái incoterm này đâu

    • Trần Hường says:

      11 điều kiện là E-F-C-D bạn có thể học nhanh là Em – Fai – Cố – Đi
      Tương ứng E là : EXW
      F là: FOB, FCA, FAS
      C: CFR, CIF, CPT, CPI
      D: DAP, DDP
      Bạn có thể tìm hiểu cụ thể từng loại này như thế nào nhé 🙂

    • Nguyên says:

      Cảm ơn bạn, cách này dễ nhớ quá <3, 2 người tên cùng Hường luôn nhỉ

    • Nguyen Cuc says:

      🙂 bạn phải học nhiều vào nhé thành thói quen là ban sẽ nhớ được thôi à

  5. Pingback: Quy trình xuất khẩu một lô hàng lẻ LCL | Scvmlk.org

  6. Pingback: Incoterms 2020, Điểm Mới Cần Biết Tránh Nhẫm Lẫn | Scvmlk.org

Trả lời Khách Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

The maximum upload file size: 5 MB. You can upload: image, audio, document, spreadsheet. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded.