Container Packing List Là Gì?

5/5 - (7 bình chọn)

Container Packing List và Packing List là 2 thuật ngữ khác nhau. Bạn chớ nhầm lẫn nhé. Nếu bạn đang nhầm lẫn, hoặc đang tìm thông tin về Container Packing List thì mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Container Packing List (Phiếu hạ container) là gì?
Container Packing List (Phiếu hạ container) là gì?

Khái Niệm Container Packing List:

Container Packing List hay còn gọi là giấy hạ cont, do hãng tàu phát hàng cho người đóng hàng.

Trong khi đó, Packing List còn được gọi là phiếu đóng gói/ bảng kê/ phiếu chi tiết hàng hóa danh sách hàng là một trong những chứng từ không thể thiếu của bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Packing List sẽ do shipper phát hành cho người nhận hàng (consignee) để họ biết thông tin chi tiết hàng hóa.

Để tránh nhầm lẫn 2 loại giấy này, chủ hàng thường đi kèm với invoice với Packing list.

Điền Container Packing List Khi Nào?

Sau khi chủ hàng lấy cont rỗng về kho đóng hàng thì để có thể làm thủ tục hạ cont, chủ hàng cần có Container Packing List và giấy khai báo tổng trọng lượng VGM. Container Packing List sẽ do hãng tàu đưa cho chủ hàng sau đó chủ hàng điền đầy đủ thông tin, nộp lại cho cảng để làm thủ tục hạ cont. Khi container vào cảng, tài xế là người nộp Packing List hạ cho cảng.

Các cảng cần có Container Packing List: Phước Long 3, Tây Nam, Tanamexco, Phúc Long, Sotrans,… Còn đối với cảng Cát Lái thì họ không cần 2 giấy này mà chúng ta sẽ khai thông tin trên hệ thống ePort của cảng. Nên bạn cần tìm hiểu trước xem cảng load hàng có yêu cầu hay không nhé.

Một Số Mẫu Container Packing List Tham Khảo:

Container Packing List (phiếu hạ container) của APL
Container Packing List (phiếu hạ container) của APL
Container Packing List (phiếu hạ container) của Cosco container lines
Container Packing List (phiếu hạ container) của Cosco container lines
Container Packing List (phiếu hạ container) của Maersk Lines
Container Packing List (phiếu hạ container) của Maersk Lines

Các Thông Tin Mà Chủ Hàng Phải Điền Trong Mẫu Container Packing List

Như đã nhắc đến phía trên, nội dung trong mẫu giấy này do chủ hàng điền hoặc cũng có thể do nhà xe, hoặc tài xế điền dựa trên các thông tin có sẵn. Các thông tin cần điền bao gồm những nội dung sau đây:

  • Tên chủ hàng: Đây là người yêu cầu vận chuyển hàng hóa, là bên đóng vai trò xuất khẩu trong hợp đồng ngoại thương, người có hàng hóa muốn xuất để đem lại thu nhập. Nếu tài xế hoặc chủ nhà xe khai giấy này thì phải ghi tên chủ của hàng hóa để đảm bảo đây là người chịu trách nhiệm pháp lý trong các trường hợp khác.
  • Số booking: Là số hiệu chứng tỏ quá trình chủ hàng đã đặt với hãng tàu, tức hai bên đã có sự thỏa thuận bằng hợp đồng và bên hãng tàu sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho bên chủ hàng hóa.
  • Tên tàu, số chuyến tàu, ngày tàu chạy (vessel, voyage, sailing date): Tên tàu là phương tiện vận chuyển hàng hóa của bạn tại cảng, trên cảng có nhiều loại tàu với các hãng khác nhau, vì vậy bạn cần phải điền chính xác tên tàu để thục hiện đúng hợp đồng với các hãng tàu và tránh những nhầm lẫn đáng tiếc.
  • Cảng tải hảng, cảng chuyển tải, cảng đích (loading port, t/s port, destination): Đây là một trong những nội dung quan trọng nhất trên tờ khai, là địa chỉ của người nhận, hoặc nơi nhận vận chuyển đến địa chỉ cuối cùng. Nếu bạn điền sai thông tin này, tàu vẫn sẽ đi theo lộ trình cũ, nhưng tờ khai sẽ khó mà hợp lệ và gây khó khăn cho các cảng trong quá trình quản lý các hoạt động vận chuyển.
  • Số container (container no.), số seal (seal no.), loại container. Tùy loại hàng hóa mà container có các kích thước hoặc một số tính chất khác nhau.
  • Mô tả hàng hóa (tên hàng, khối lượng hàng, trọng lượng cụ thể, số kiện hàng): Là các thông tin cơ bản về hàng hóa, bên cạnh các thông tin này, một số mẫu container packing list còn có các mục như nhiệt độ, tính chất,… để đảm bảo cho tính đặc thù của hàng hóa và việc vận chuyển diễn ra suôn sẻ, không có trục trặc gì khiến hàng hóa bị hư hỏng, tổn hại.
  • Tổng khối lượng hàng hóa (Gross Weight of Cargo)
  • Khối lượng vỏ cont (Tare Weight of Container)
  • Tổng khối lượng (Gross Weight) = Tổng khối lượng hàng hóa + Khối lượng vỏ cont (Lưu ý đây không phải là Gross Weight ghi trên bill nha)

* Note: Nếu hàng hóa yêu cầu phải bảo quản ở nhiệt độ lạnh, độ thông gió  hoặc là hàng nguy hiểm thì cũng cần phải ghi thêm yếu tố này để cho việc vận chuyển đúng và tránh việc hư hỏng hàng hóa lẫn việc xếp dỡ hàng gặp nguy hiểm trong điều kiện nhiệt độ thay đổi đột ngột.

Lưu Ý:

  • Chủ hàng bắt buộc phải hoàn thành thủ tục hải quan và đưa container về bãi trước khi đến giờ closing time đã được thông báo và ghi trên lệnh cấp container trước đó.
  • Khi container hạ bãi, chủ hàng phải kiểm tra hàng hóa để đảm bảo các thùng hàng không có hư tổn gì.
  • Bên cạnh đó, các hãng tàu khác nhau sẽ có từng quy định, lưu ý khác nhau để đảm bảo cho hoạt động vận chuyển được diễn ra minh bạch, rõ ràng.

Như vậy, mong bạn có được những thông tin hữu ích về Container Packing List (phiếu hạ container) và phân biệt được nó để không bị nhầm lẫn.

Nếu bạn là người mới bắt đầu đang tự học về xuất nhập khẩu hãy ghi chép thật kỹ những thông tin này và chắc chắn với mình rằng container packing list và packing list là 2 chứng từ hoàn toàn khác nhau bạn nhé.

  • Đối tượng của packinglist là phiếu đóng gói hàng hóa người bán gửi cho người nhận hàng.
  • Đối tượng của container packing list là người đóng hàng gửi từ cho hãng tàu.

Chúc bạn thành công!

Nguồn: Ngọc Mai – Tổng hợp và Biên tập

2 thoughts on “Container Packing List Là Gì?

  1. Pingback: S/O Trong Xuất Nhập Khẩu Là Gì | Scvmlk.org

  2. Pingback: Duyệt Lệnh Lấy Cont Rỗng (Empty Release Order), Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Làm | Scvmlk.org

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 5 MB. You can upload: image, audio, document, spreadsheet. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded.